Bạn đang thắc mắc hợp đồng giao khoán là gì? Các tài liệu đi kèm hợp đồng giao khoán gồm những gì? Hợp đồng giao khoán sử dụng khi nào? Những lưu ý gì về hợp đồng giao khoán để không vi phạm pháp luật lao động? Tất cả những vấn đề đó sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết này.
Hợp đồng giao khoán hay hợp đồng khoán việc không phải là khái niệm mới mẻ với nhiều người, đặc biệt là người sử dụng lao động và người lao động hiện nay trong lĩnh vực xây dựng, tuy nhiên, trên thực tế hợp đồng khoán việc lại không được quy định cụ thể tại Bộ luật lao động 2012.
Vậy thực tế hợp đồng khoán việc có được xem là hợp pháp không? Người lao động khi ký hợp đồng này phải nộp thuế như thế nào? Họ có được hưởng những chính sách bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội như những người lao động khác không? Chúng ta sẽ lần lượt đi tìm hiểu từng vấn đề.
Hợp đồng giao khoán là sự thỏa thuận của hai bên, theo đó bên nhận khoán có nghĩa vụ hoàn thành một công việc nhất định theo yêu cầu của bên giao khoán và sau khi đã hoàn thành phải bàn giao cho bên giao khoán kết quả của công việc đó. Bên giao khoán nhận kết quả công việc và có trách nhiệm trả cho bên nhận khoán tiền thù lao đã thỏa thuận.
Có 2 loại hợp đồng giao khoán, cụ thể:
Là hợp đồng mà Bên giao khoán trao cho bên nhận khoán toàn bộ các chi phí, bao gồm cả chi phí vật chất lẫn chi phí công lao động có liên quan đến các hoạt động để hoàn thành công việc.
Trong khoản tiền người giao khoán trả cho người nhận khoán bao gồm chi phí vật chất, công lao động và lợi nhuận từ việc nhận khoán.
Là loại hợp đồng mà Người nhận khoán phải tự lo công cụ lao động và Người giao khoán phải trả tiền khấu hao công cụ lao động và tiền công lao động.
Thực tếcho thấy, hợp đồng khoán việc vẫn được thừa nhận theo quy định pháp luật. Bởi lẽ, Bộ luật lao động 2012 không quy định cụ thể về hợp đồng khoán việc, tuy nhiên, trong các văn bản pháp luật chuyên ngành lại có quy định về hợp đồng khoán việc.
Thông thường, căn cứ vào bản chất công việc, những loại công việc mang tính thời vụ, chỉ diễn ra trong một thời điểm nhất định.
Những loại công việc mang tính chất ổn định lâu dài sẽ không được phép ký hợp đồng khoán việc mà phải ký hợp đồng lao động theo một trong ba loại sau:
- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.
- Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.
- Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
Lưu ý:
+ Không được giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng để làm những công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên, trừ trường hợp phải tạm thời thay thế người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự, nghỉ theo chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động hoặc nghỉ việc có tính chất tạm thời khác.
+ Như vậy, trong trường hợp tính chất công việc bắt buộc phải ký kết hợp đồng lao động nhưng người sử dụng lao động lại ký kết hợp đồng khoán là sai quy định. Về việc ký kết sai loại hợp đồng sẽ bị phạt hành chính từ 500.000 – 20.000.000 đồng tùy theo số lượng lao động vi phạm theo Nghị định 95/2013/NĐ-CP.
+ Không phải cá nhân không kinh doanh nào cũng ký được hợp đồng giao khoán. Chỉ những cá nhân không kinh doanh mà thu nhập thấp mới ký được hợp đồng giao khoán.
+ Chú ý về thu nhập của người lao động, tránh bị dồn thu nhập quá cao
Thu nhập của cá nhân nhận được từ hợp đồng khoán việc được xếp chung vào nhóm thu nhập từ tiền lương, tiền công theo Luật thuế thu nhập cá nhân 2007.
Bạn hãy theo dõi chi tiết bài viết “Cơ sở áp dụng hàm Excel tính thuế thu nhập cá nhân” để hiểu rõ hơn vấn đề này.
Theo đó, người lao động tham gia giao kết hợp đồng khoán việc sẽ bị khấu trừ thuế TNCN 10%, nếu cá nhân không muốn khấu trừ, cá nhân làm bản cam kết (Cần phải chú ý điều kiện làm bản cam kết theo bài viết chỉ ra ở mục này).
Theo quy định tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 đang được áp dụng hiện hành, thì những người lao động làm việc theo hợp đồng giao khoán không phải đóng BHXH, BHYT.
Chỉ trong trường hợp ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng xác định thời hạn từ đủ 1 tháng trở lên buộc phải đóng BHXH, BHYT.
Nhiều doanh nghiệp thường chọn cách ký kết hợp đồng khoán việc với người lao động để tránh, không phải đóng BHXH, BHYT. Tuy nhiên, cần phải xét bản chất công việc để ký kết hợp đồng phù hợp, tránh xảy ra tình trạng ký kết hợp đồng sai quy định, dẫn đến bị xử phạt hành chính.
Bộ mẫu hợp đồng giao khoán được chia sẻ trong bài viết này bao gồm:
- Hợp đồng giao khoán.
- Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành.
- Bảng thanh toán tiền thuê ngoài.
- Biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán.
Để tải bộ tài liệu đầy đủ về hợp đồng giao khoán, bạn vui lòng kích chuột vào link sau: Bộ hợp đồng giao khoán đầy đủ.
Vui lòng để lại cảm nhận vào phần THÊM MỘT LỜI BÌNH ở cuối bài viết này bạn nhé!
Hãy chia sẻ bài viết hữu ích này cho những người bạn, đồng nghiệp của bạn để cùng giúp họ phát triển nhé!
Hãy tham gia ngay group facebook “Excel Kế toán Nhân sự Tiền lương” để trao đổi chuyên môn và mở rộng kết nối!
Xem thông tin về tác giả bằng cách kích vào dòng chữ đậm sau: Hoàng Quốc Uy - Chuyên gia về Excel
Họ và tên của bạn*
E-mail*
Website
bảy × tám =
Nội dung lời bình:*